Dữ liệu cập nhật từ ngày 05/9 – 11/9.
Xem thêm: Phân tích dữ liệu on-chain tuần #36: Bitcoin đã đạt đến mức đáy tuyệt đối
Nội dung bài viết
Bitcoin phá vỡ phạm vi giao dịch
Tuần qua là một tuần mà Bitcoin (BTC) tăng mạnh nhất kể từ tháng 7. Biến động này đã khiến giá BTC thoát ra khỏi phạm vi giao dịch hẹp nhất trong khoảng 2 năm. Điều này một phần đến từ sự sụt giảm của đồng đô la đã trở thành động lực đối với các tài sản có tính rủi ro cao trên toàn thế giới như Bitcoin.
Tiền điện tử lớn nhất theo giá trị thị trường tăng 9.5% lên 21,683 USD tạ thời điểm Fiahub viết bài này. Đây là mức tăng là nhiều nhất kể từ ngày 19/7. Bitcoin đang vượt trội hơn hầu hết các loại tiền điện tử hàng đầu khác như BNB (6.9%), ADA (7.5%)… Tuy nhiên, xét về dài hạn thì Bitcoin vẫn giảm khoảng 50% trong năm nay.
Mặc dù đà tăng mạnh trong tuần nhưng vẫn còn quá sớm để dự đoán rằng chúng ta đang tiếp cận một đợt tăng giá khá. Tuy nhiên, dựa theo những biến động hiện tại, nếu Bitcoin lấy lại mức hỗ trợ cao hơn trong khoảng từ 22,000 USD – 25,000 USD thì nó có thể thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư và giảm bớt áp lực bán đối với loại tài sản tiền điện tử này.
Một góc nhìn khác là trên thực tế là các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới vẫn thận trọng do tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao. Do đó, sự gia tăng hiện tại của thị trường tiền điện tử có thể chỉ là những biến động tồn tại trong thời gian ngắn hạn mà thôi. Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index giảm 0.9% vào thứ Sáu sau khi tăng lên mức cao nhất trong tuần này. Mọi đồng tiền trong nhóm 10 đều tăng giá so với đồng bạc xanh, với mức tăng hàng đầu của đồng đô la Úc và krone Na Uy.
Bitcoin đã bị mắc kẹt trong phạm vi giao dịch chặt chẽ nhất trong gần hai năm vào tháng 9. Điều này một phần phản ánh sự không chắc chắn về việc các ngân hàng trung ương sẽ đi bao xa trong việc tăng lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại. Trong bối cảnh thiếu định hướng, một số hoạt động trên thị trường tương lai cho thấy Bitcoin có thể sẵn sàng bứt phá.
Cụ thể, nếu chúng ta quan tâm đối với hợp đồng tương lai Bitcoin trên một số sàn giao dịch lớn nhất chúng ta có thể thấy có vẻ như có một chút nhu cầu về BTC (và sự biến động của BTC), vốn đã được giao dịch trong một phạm vi tương đối chặt chẽ trong vài tháng qua với mức độ biến động giảm dần.
Động thái hôm thứ Sáu là bất thường ở chỗ Bitcoin vượt trội hơn gần như tất cả các loại tiền điện tử khác được Bloomberg theo dõi. Chỉ số MVIS CryptoComparte Digital Assets 100 tăng 6.1%.
Bitcoin Miner Reserve
Những người khai thác Bitcoin là những người tham gia chính trên thị trường và hành vi của họ có thể ảnh hưởng nặng nề đến giá. Nhìn vào biểu đồ Bitcoin Miner Reserve, rõ ràng là các thợ đào đã phải chịu áp lực nặng nề. Giá đã giảm xuống còn 18 nghìn USD và có khả năng sẽ giảm thấp hơn trong thời gian ngắn. Xu hướng giảm mạnh này đã khiến các thợ đào bán ngày càng nhiều Bitcoin khai thác được để trang trải chi phí hoạt động trong vài tháng qua. Chỉ số on-chain Bitcoin Miner Reserve đang chứng minh những kết quả này với xu hướng giảm kể từ đầu tháng 8.
Sự không chắc chắn xung quanh việc liệu các thợ đào có thể tiếp tục hoạt động hay không sẽ ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Ngoài ra, áp lực bán của họ có thể tràn cung ra thị trường và đẩy giá xuống thấp hơn nữa trong ngắn hạn.
Lời kết
Mặc dù tuần qua là một tuần “hửng nắng” đối với Bitcoin khi giá tăng mạnh nhất kể từ cuối tháng 7 nhưng việc BTC nằm trong biên độ giảm trong thời gian dài vừa qua đã gây thêm áp lực đối với các thợ đào. Giá giảm khiến cho các thợ đào phải bán thêm BTC của mình để trang trải cho các hoạt động vận hành. Nếu giá tiếp tục giảm thêm và không lấy lại được mức hỗ trợ từ 22,000 USD – 25,000 USD, không có gì đảm bảo thợ đào sẽ không tiếp tục bán tài sản của mình. Áp lực bán này sẽ khiến giá giảm hơn nữa trong tương lai.