Fiahub Blog
    Facebook Twitter Telegram
    Fiahub Blog
    • Tin tức 24h
    • Kiến Thức
      • Nhận định thị trường
      • Tiền điện tử
      • Hệ sinh thái
      • Phân tích kỹ thuật
      • Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
      • Từ điển Crypto
    • Hướng Dẫn Người Mới
      • Hướng dẫn sử dụng Fiahub
      • Hướng dẫn chuyên sâu
      • Hướng dẫn khác
    • Tin tức Fiahub
      • Thông Báo
      • Sự Kiện
    Fiahub Blog
    Home»Tin tức 24h»Số lượng các vụ hack đang giảm, nhưng mức độ thiệt hại ngày càng tăng

    Số lượng các vụ hack đang giảm, nhưng mức độ thiệt hại ngày càng tăng

    Quang NgoBy Quang Ngo02/07/20223 Mins Read
    Facebook Twitter LinkedIn Email Telegram

    Nghiên cứu cho thấy số tiền trung bình bị đánh cắp từ các vụ hack tiền điện tử trong năm nay cao gấp đôi năm 2021.

    Theo nghiên cứu mới nhất từ ​​BestBrokers, các vụ hack tiền điện tử giảm đáng kể về số lượng kể từ đầu năm nay, ngành công nghiệp này đã chứng kiến ​​64 vụ tấn công tính đến giữa tháng 6, giảm mạnh so với 251 vụ hack trong năm ngoái.

    Tuy nhiên, trong khi số lượng các vụ hack thành công ngày càng giảm, thiệt hại mà chúng gây ra cho ngành đang ngược lại. Dữ liệu chỉ ra rằng số tiền trung bình bị đánh cắp cho mỗi vụ hack tiền điện tử đã tăng 206% so với mức trung bình của năm 2021.

    Nội dung bài viết

    • Các cuộc tấn công dường như nhắm đến chất lượng chứ không phải số lượng

    Các cuộc tấn công dường như nhắm đến chất lượng chứ không phải số lượng

    Theo một nghiên cứu, năm 2021 chứng kiến ​​251 vụ hack với tổng số tiền thiệt hại lên tới khoảng 3,2 tỷ USD. Năm nay, tính đến giữa tháng 6, ngành công nghiệp đã chứng kiến ​​khoảng 1,7 tỷ USD bị đánh cắp chỉ sau 65 lần tấn công bảo mật.

    “Mặc dù số lượng các vụ hack liên quan đến tiền điện tử đang giảm mạnh vào năm 2022, nhưng điều này không làm giảm đi tổng số tiền bị đánh cắp,trong khi giá tiền điện tử đang giảm mạnh từ đầu năm nay”, báo cáo cho biết.

    Số lượng hack so với tổng giá trị bị đánh cắp từ năm 2019 đến năm 2022 (Nguồn: BestBrokers)

    Dữ liệu mới nhất từ ​​Chainalysis cho thấy số tiền trung bình bị đánh cắp cho mỗi vụ hack tiền điện tử trong năm nay là 26,6 triệu USD – tăng 206% so với mức trung bình năm 2021 là 12,9 triệu USD. Con số này thậm chí còn cao hơn so với mức trung bình năm 2020 là 4,7 triệu USD, tăng 465,9%.

    Số tiền trung bình bị đánh cắp cho mỗi vụ hack tiền điện tử từ năm 2019 đến năm 2022 (Nguồn: BestBrokers)

    Các nhà nghiên cứu tin rằng hacker đã nhắm tới và tấn công thành công các mục tiêu lớn vào năm 2022. Thị trường DeFi dường như là mục tiêu ưa thích của chúng.

    Khoảng 72% tổng số tiền điện tử bị đánh cắp vào năm 2021 xảy ra trên các giao thức và dịch vụ DeFi. Năm nay, tỷ lệ này đã tăng lên đáng kinh ngạc với 97%.

    Robert Hoffman, một nhà phân tích tiền điện tử tại BestBrokers, nói rằng DeFi đã trở thành mục tiêu chính của hacker do một lượng lớn nguồn vốn đầu tư mạo hiểm đã được đổ vào không gian này. Bản chất cạnh tranh của thị trường có nghĩa là các giao thức ra mắt trước sẽ có cơ hội thành công cao nhất.

    “Cuộc chạy đua xây dựng hệ thống tài chính kỹ thuật số của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra cực kỳ nhanh chóng, với nhiều bên liên quan cạnh tranh để giành lấy vị trí dẫn đầu. Thông thường, khi thời gian sản phẩm được đưa ra thị trường quá sớm, sẽ dẫn đến các vấn đề an toàn và bảo mật dễ bị xâm phạm”, Hoffman giải thích.

    Tuy nhiên, Hoffman tin rằng một khi DeFi trở nên phổ biến hơn, hầu hết các vấn đề về bảo mật sẽ được giải quyết, giống như bất kỳ công nghệ mới nào khi được áp dụng rộng rãi.

    Quang Ngo

    Quang Ngo

    Quang Ngo là một tech content creator với nền tảng về Data Science và AI. Bắt đầu tìm hiểu về công nghệ blockchain và tiền điện tử từ 2022, hiện Quang Ngo nghiên cứu về một số ứng dụng của blockchain trong mảng dữ liệu tài chính và mua sắm, đồng thời đảm nhận biên soạn các bài viết chia sẻ kiến thức về các kỹ thuật và công nghệ trong blockchain, cũng như cập nhật các thông tin HOT trên thị trường dưới góc nhìn của một người am hiểu về tiền điện tử và blockchain

    DeFi FIAHUB
    Quang Ngo

    Quang Ngo là một tech content creator với nền tảng về Data Science và AI. Bắt đầu tìm hiểu về công nghệ blockchain và tiền điện tử từ 2022, hiện Quang Ngo nghiên cứu về một số ứng dụng của blockchain trong mảng dữ liệu tài chính và mua sắm, đồng thời đảm nhận biên soạn các bài viết chia sẻ kiến thức về các kỹ thuật và công nghệ trong blockchain, cũng như cập nhật các thông tin HOT trên thị trường dưới góc nhìn của một người am hiểu về tiền điện tử và blockchain

    Đăng ký tài khoản

    Bài viết liên quan

    Tellor (TRB) là gì? Tìm hiểu về token TRB

    15/06/2025

    Danh tính phi tập trung (Decentralized Identity) là gì? 

    11/06/2025

    Decentralised Compute (Tính toán phi tập trung) là gì?

    04/06/2025
    Share bài viết
    Mục Lục Bài Viết
    • Các cuộc tấn công dường như nhắm đến chất lượng chứ không phải số lượng
    Bài Viết Mới Nhất

    Bitcoin có thể sẽ chạm mốc 160.000 USD vào cuối 2025?

    11/07/2025

    LetsBonk vượt Pump.fun: Meme coin Solana trỗi dậy mạnh mẽ?

    11/07/2025

    Doanh nghiệp tích lũy kỷ lục 159,107 Bitcoin trong quý 2 năm 2025

    11/07/2025

    Đợt bán token Pump.fun chính thức diễn ra trên Bybit vào 12/7

    09/07/2025
    Kết Nối
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Telegram
    Tham gia cộng đồng
    • Facebook
    • Telegram
    Tag
    bitcoin Blockchain btc Cryptocurrencies Cryptocurrency DeFi ethereum nft On-chain SEC tiền điện tử Tiền ảo XRP
    Facebook Twitter Telegram
    Về chúng tôi
    • Tổng Quan Về Fiahub
    • Đăng Ký
    • Điều Khoản
    • Chính Sách
    Blog
    • Tin tức 24h
    • Kiến Thức
      • Nhận định thị trường
      • Tiền điện tử
      • Hệ sinh thái
      • Phân tích kỹ thuật
      • Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
      • Từ điển Crypto
    • Hướng Dẫn Người Mới
      • Hướng dẫn sử dụng Fiahub
      • Hướng dẫn chuyên sâu
      • Hướng dẫn khác
    • Tin tức Fiahub
      • Thông Báo
      • Sự Kiện
    Download

    © 2017 - 2025 DIGITEX Pte Ltd. All Rights Reserved

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.